Thời đại công nghệ lên ngôi, mang theo sự phát triển không ngừng của những trang website và mobile app (ứng dụng di động) hiện đại phục vụ cho kinh doanh và hoạt động của con người. Để một web/app có thiết kế tối ưu và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng thật không hề đơn giản. Chính điều đó tạo nên tầm quan trọng của thiết kế UI/UX.
Bạn là người mới bắt đầu với ngành UI/UX này, vậy bạn đã hiểu rõ thiết kế UI/UX là gì và chúng khác nhau như thế nào chưa? Cùng Capi Demy tìm hiểu và làm sáng tỏ khúc mắc này nhé!
1. UI/UX là gì?
1.1. Định nghĩa UI
UI là viết tắt của User Interface, có nghĩa là giao diện người dùng. Hay hiểu một cách đơn giản và bao quát hơn, UI chính là vẻ ngoài, là cảm quan thị giác của một sản phẩm/dịch vụ bất kì.
Khi sử dụng các phần mềm web/app, tất cả những gì bạn nhìn thấy, từ bố cục, màu sắc, hình ảnh đến font chữ hiển thị trên đó, đều là giao diện người dùng. Nếu bạn đánh giá một web/app có phần giao diện đẹp mắt, hình ảnh thu hút, bố cục gọn gàng, thì có thể nói UI của web/app đó đã được thiết kế tốt.
1.2. Định nghĩa UX
UX là viết tắt của User Experience, có nghĩa là trải nghiệm người dùng. Đó là cách người dùng trải nghiệm và cảm nhận khi sử dụng một sản phẩm/dịch vụ bất kì.
Ví dụ, ngay trên trang web Capi Demy, khi bạn bấm và lướt đọc bài viết này, sau mỗi bài viết sẽ có mục "Cùng chủ đề" để bạn khám phá những bài viết liên quan khác. Hoặc bạn có thể bấm vào mục "Các khoá học" ở đầu trang để tham khảo các khoá học tại Capi Demy, mục đó lại hiện ra drop-list gồm các mục nhỏ như "Tất cả các khoá học", "Khoá học ngắn hạn", "Khoá học trung hạn", "Khoá học dài hạn". Tất cả những thao tác đó chính là UX. Nếu bạn đánh giá một web/app có các tính năng tiện lợi, rõ ràng, hoạt động hiệu quả, dễ sử dụng, thì có thể nói web/app đó đem lại UX tốt.
1.3. Tầm quan trọng của UI và UX
Qua hai phần định nghĩa trên, ta có thể thấy được UI và UX không hề giống nhau. Vậy đối với một sản phẩm/dịch vụ, UX hay UI quan trọng hơn?
Chúng ta có thể thấy cả UI và UX đều đóng vai trò không thể thiếu để tạo nên sự thoải mái, hài lòng của người dùng khi sử dụng sản phẩm. Bởi có vô vàn web/app ngoài kia, người dùng dần trở nên khó tính khi lựa chọn. Nếu sản phẩm có UI mà không có UX, đẹp lung linh nhưng khó sử dụng và lằng nhằng, họ sẽ bỏ cuộc sau vài phút. Nếu sản phẩm có UX mà không có UI, sử dụng rất mượt mà nhưng "trông thấy xấu", họ cũng sẽ rời đi ngay thôi.
Vậy nên, một sản phẩm tốt luôn phải cân bằng cả hai yếu tố UI và UX, từ đó mới vừa thu hút người dùng sử dụng vừa tạo trải nghiệm tuyệt vời, làm "xiêu lòng" người dùng. Hơn nữa, UI và UX còn là cầu nối giữa công ty với khách hàng và Developer (lập trình viên), đòi hỏi UI/UX Designer phải thiết kế nên sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu đối tượng khách hàng hướng đến, vừa phù hợp để Developer có thể code thành sản phẩm thực tế, vừa theo đúng mục tiêu kinh doanh của công ty.
2. Thiết kế UI/UX là gì?
Đối với các công ty lớn, các vị trí UI Designer, UX Designer và Developer được tách bạch rất rõ ràng. Mỗi vị trí sẽ đảm nhận những công việc riêng biệt. Tuy nhiên, các công ty start-up hay công ty vừa và nhỏ lại mong muốn ở nhân sự của mình có thể "multi-tasking" cả UI à UX. Bạn cũng có thể thấy các JD tuyển dụng thường viết "tuyển dụng UI/ UX Designer", phần nào gây ra lầm tưởng chúng là một.

2.1. Thiết kế UX
Là một UX Designer, bạn cần phải nghiên cứu để thấu hiểu tâm lý, hành vi của đối tượng khách hàng hướng đến, cũng như bắt kịp xu hướng thị trường và kinh doanh. Sau khi nhận được bản Brief yêu cầu về sản phẩm, UX Designer sẽ bắt đầu công việc nghiên cứu khách hàng của mình và kết thúc là trao đổi thông tin với UI Designer để tạo thiết kế giao diện UI.
Công việc của một UI Designer thường sẽ bao gồm:
+ Nghiên cứu xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh
+ Nghiên cứu xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh
+ Nghiên cứu xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh
+ Nghiên cứu xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh
+ Nghiên cứu xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh
+ Nghiên cứu xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh
2.2. Thiết kế UI
Là một UI Designer, bạn cần phải nắm vững các yếu tố thị giác và nguyên tắc thiết kế UI, cũng như sử dụng thành thạo các công cụ chuyên biệt để tạo nên sản phẩm của mình. UI Designer sẽ bắt đầu công việc thiết kế giao diện của mình sau khi nghiên cứu UX, và kết thúc là đưa sản phẩm ra thực tế với Developer.
Công việc của một UI Designer thường sẽ bao gồm:
+ Tìm hiểu xu hướng thẩm mỹ của người dùng (dựa trên thông tin nghiên cứu và phân tích khách hàng từ UX)
+ Xây dựng bản thiết kế UI phác thảo - Sketch & Wireframe (với UX Designer)
+ Thiết kế sản phẩm mẫu UI hoàn chỉnh với hình ảnh giao diện, sự tương tác và hoạt hình, sự thích ứng với tất cả các kích cỡ màn hình thiết bị khác nhau.
+ Thực hiện kiểm tra khả năng sử dụng của sản phẩm cùng Developer
+ Thử nghiệm và đánh giá sản phẩm
3. Tiềm năng của ngành thiết kế UI/UX
Ngành UI/UX vẫn còn rất mới và đang trên đà phát triển nhanh chóng. Điều gì khiến ngành này trở nên xu hướng hot hit đầy tiềm năng như vậy?
Dưới đây sẽ là 5 lí do khiến tại sao bạn không nên bỏ lỡ ngành UI/UX:
+ Mức thu nhập cực kì hấp dẫn, ở tầm trung bình cao (khoảng $1000/tháng) trong các ngành nghề
+ Mang tính tư duy logic, áp dụng các quy tắc cơ bản, không đòi hỏi khả năng sáng tạo, nghệ thuật cao như Graphic Design
+ Được các nhà tuyển dụng săn đón nhiệt tình vì thị trường mới, chưa cạnh tranh gay gắt mà nhu cầu nhân sự ngày càng tăng cao
+ Được tham gia quá trình giải quyết vấn đề, nghiên cứu sản phẩm, chứ không chỉ chờ nhận yêu cầu và làm theo ý khách hàng
+ Tình hình dịch Cô Vy không hề gây ảnh hưởng đến công việc của một UI/UX Designer, thậm chí cơ hội làm việc vẫn luôn phong phú với nhiều job freelance online, bán sản phẩm cá nhân trên các chợ online
Hẳn bạn đã hiểu được phần nào rõ ràng và chi tiết hơn về công việc thiết kế UI/UX sau bài viết này rồi đúng không? Nếu đây chính là con đường sự nghiệp tiềm năng và phù hợp dành cho bạn, đừng chần chừ mà bắt tay vào tìm hiểu UI/UX ngay thôi!